Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 khi hoàng đế Gia Long lên ngôi và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945- là triều đại kéo dài tổng cộng trong 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử. Vậy dưới thời nhà Nguyễn nền thủ công mỹ nghệ của đất nước chúng ta có gì đặc biệt?
Cùng nhìn lại những sản phẩm nội thất xưa thường được sử sụng dưới thời nhà Nguyễn!
BÌNH PHONG

Bình phong một trong những nội thất phổ biến khắp cả xứ phương Đông thời cổ như Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, công dụng ngăn cách không gian riêng biệt với không gian khác, ngăn chặn ánh sáng, gió trực tiếp xâm nhập vào phòng (chữ Bình Phong có nghĩa là chắn gió), cũng thích hợp, tiện dụng khi dùng làm nơi thay đồ, nghỉ ngơi, tắm rửa và các sinh hoạt cá nhân khác.
Về sau bình phong được tạo ra thành nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau công dụng đa dạng hơn, như làm đẹp không gian nhà, thể hiện sự giàu sang phú quý, bình phong thường làm từ gỗ tự nhiên, ván ép, đục chạm , khảm ốc, hoặc dán tranh họa hay gắn lụa thêu.
GHẾ
Không chỉ sử dụng sập, người Việt còn dùng đến bàn ghế trong sinh hoạt hàng ngày.
Ghế (tên chữ Hán là đắng, tọa, hay kỷ tùy trường hợp) chỉ loại đồ cụ dùng để ngồi, mặt ghế hẹp nên khi ngồi phải thõng chân xuông (khác với giường, sập tiết diện rộng, có thể ngồi hẳn lên trên). Ghế của người Việt có thể chia làm các loại:
Ghế đẩu (hay Đẩu Đắng): loại ghế nhỏ, ghế con 4 chân, không có lưng tựa, tiện di chuyển.

Ghế tựa (hay Kỷ) có gia thêm khung sau để tựa lưng.
Ghế đôn (hay Kỷ đôn, Cổ Đắng): ghế con không có tựa lưng như ghế đẩu nhưng mặt ghế tròn, thân ghế có dạng khum tròn như cái trống. Ghế có thể có chân như ghế thường hoặc dạng bịt kín tựa như cái chum, cái bình. Thường được phường ca xướng dùng khi biểu diễn.
Hương kỷ: có dạng như ghế đẩu hoặc ghế đôn nhưng chân cao để đặt một số đồ đạc trang trí.
Ghế dài (hay trường kỷ, trường đắng) chỉ loại ghế dài để nhiều người cùng ngồi.
SẬP, PHẢN, CHÕNG
Dựa theo một số tranh ảnh và ghi chép để lại, thì có thể thấy các hoạt động sinh hoạt thường nhật của người Việt thời Lê Nguyễn luôn gắn với chiếc sập, vốn ít nhiều ảnh hưởng từ Lượng Tháp của Trung Quốc. Nói là gắn bó cũng không ngoa vì mọi sinh hoạt từ trang nghiêm đến dung dị đều gắn liền với thứ đồ cụ này: ăn uống, ngủ nghỉ, viết lách, tiếp khách, ngắm cảnh, thưởng vũ nhạc chủ yếu diễn ra trên chúng. Trên sập còn thường trải thêm chiếc chiếu.
Thường khi ngồi sập, phản thì chủ nhà, bậc đại nhân tôn quý mới ngồi hẳn lên trên , còn khách và người dưới thì ngồi bên mép, đứng hầu bên cạnh hoặc ngồi ghế đẩu kế bên, tùy hoàn cảnh và địa vị, nhưng đều tỏ ý tôn quý người chủ, thể hiện mình kém bậc hơn.
- Mua Trường Kỷ Tại ĐỒ GỖ ĐỨC NGUYỆN Có Chất Lượng? (22.11.2019)
- Sập Gụ Cạnh Tranh Gay Gắt Với Hàng Ngoại Nhập (21.11.2019)
- 3 Lí do đồ nội thất thường làm bằng gỗ gụ (19.11.2019)
- Bàn ghế gỗ cổ xưa gồm có những loại nào? (18.11.2019)
- Top 6 loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất (15.11.2019)
- Gỗ GỤ CÓ PHẢI GỖ QUÝ HIẾM THUỘC NHÓM 1A? (13.11.2019)
- Vẻ đẹp và công dụng của sập gỗ tự nhiên (09.11.2019)
- Top 5 bộ bàn ghế phòng khách khảm ốc được ưa chuộng (06.11.2019)
- Địa chỉ mua bộ bàn ghế gỗ phòng khách ở TP.Hồ Chí Minh? (04.11.2019)
- Cách bảo quản để tranh khảm ốc luôn sáng bóng và đẹp mắt (01.11.2019)