- Quy Trình Tháo Lắp Sập Gỗ Đơn Giản
- Mã sản phẩm: QTLS
- Giá: Liên hệ
- Lượt xem: 1112
- __ Khi xưa cố được chiếc sập gụ tủ chè như là có cả 1 gia tài lớn bởi ăn uống còn khó khăn thì ai nghĩ tới sắm sửa những món đồ đắt giá như thế! __ Ngày nay khi kinh tế phát triển, trình độ lao động sản xuất phát triển việc sắm cho gia đình 1 chiếc sập gỗ không còn là điều quá khó khăn. __ Khi mới mua thì cơ sở sản xuất hay cửa hàng sẽ có thợ lắp ráp giúp ta nhưng về sau khi sửa nhà, xây nhà mới hay có nhu cầu vận chuyển đi vị trí khác nếu không biết tháo lắp sẽ rất mất công tìm thợ và gây nên tốn kém. Trong khi thực tế thì cách tháo và lắp 1 bộ sập gỗ rất đơn giản và dễ dàng. __ Chính vì thế trang bị cho bản thân kĩ năng về cách tháo lắp sập gỗ là điều cần thiết.
- Chia sẻ:
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
QUY TRÌNH LẮP BỘ SẬP GỖ
à Phần 1: Chuẩn bị:
__ 1 bộ sập gỗ về cơ bản chia thành:
+ 4 quây;
+ 4 chân;
+ 4 đoạn cổ sập;
+ Mặt sập.
Để cho dễ hình dung khi láp ráp ta nhóm các phần đó lại với nhau ( mặt sập để riêng lắp cuối)
__ Tiếp theo ta bắt đầu phân chia 4 chân đặt vào 4 góc theo đúng thứ tự.
Để làm được điều này ta cần để ý các kí hiệu thợ mộc đã đánh dấu sẵn khi sản xuất (thường là chữ kèm số hoặc số la mã). Như trong sập này là kí hiệu + số.
Để đơn giản hơn ta để ý sẽ thấy chân trước chắc chắn sẽ được làm cầu kì hơn, được khảm cả 2 bên còn chân sau chỉ khảm 1 bên (sập đục cũng tương tự).
Như thế là ta có thể phân loại được 2 chân sau và 2 chân trước việc còn lại chỉ cần phân biệt trái- phải, dựa vào kí hiệu đánh dấu có thể dễ dàng phân biệt được.
__ Tiếp theo là phân chia phần quây sập:
Vì đa phần đều là sập 3 mặt (trừ hàng đặt 4 mặt) nên quây sau sẽ làm đơn giản nhất, không được khảm (hoặc đục đối với sập đục) như ảnh 1 trên cùng, còn lại 3 quây quây dài nhất chính là quây chính diện, còn lại là 2 quây hông ta sắp xếp cũng theo kí hiệu đánh dấu.
Kí hiệu trên chân trái sẽ phải trùng với kí hiệu trên quây trái và kí hiệu trên chân phải sẽ trùng với kí hiệu trên quây phải, khi đã sắp xếp chân xong thì việc phân biệt bước này sẽ dễ dàng hơn.
__ Phần cổ sập cũng tương tự như quây, thanh cổ dài phía trước, 2 thanh cổ ngắn 2 bên.
Sắp xếp xong 3 phần này cơ bản ta đã hoàn thành được 70% tiến trình.
à Phần 2: Tiến Hành:
__ Bước 1: Lắp quây sập vào chân:
Bước này ta có thể tùy ý lắp quây nào trước cũng được không cần theo thứ tự nhất định. Ở đây chúng tôi lắp quây tiền trước.
Sập làm mộng nên ở phần ngang chân sập ta sẽ để ý thấy có phần mộng dư ra còn ở phần quây sẽ có phần lõm vào. Công việc của ta là căn chuẩn 2 phần mộng đó rồi ráp chúng lại với nhau như hình dưới là được.
Bước này cần 2 người sẽ dễ hơn mỗi người 1 bên căn đúng mộng rồi hạ xuống cùng lúc đều nhau.
** LƯU Ý: Khi ráp bước này cần chú ý để chân thẳng cân đối, nếu để nghiêng chân sẽ khó vào mộng.
Khi ráp thẳng và đều mộng sẽ vào rất dễ dàng nhưng ra đừng vội ấn chặt xuống luôn mà cứ để vậy cho đến khi ráp xong hết 4 quây.
__ Bước 2: Gõ khít mộng:
Sau khi ráp xong 4 quây ta chỉnh lại 4 chân cho vuông góc cân đối, thường dùng ô gạch để căn chỉnh.
Sau đó dùng 1 thanh gỗ hoặc 1 chiếc búa, dùng khăn hoặc bìa giấy để lót khi gõ tránh làm dập hoặc vỡ gỗ.
Gõ lần lượt ở 2 đầu 2 bên quây sập đến khi khít mộng là được, bước này khá đơn giản.
__ Bước 3: Lắp cổ sập:
Bước này cũng rất đơn giản, ta để ý ở phía chân sập có phần mộng trồi lên còn ở cổ sập sẽ có đoạn lõm vào. Như lúc lắp quây ta chỉ việc ráp chúng lại là xong.
LƯU Ý: ở bước này khi lắp cổ thường xảy ra tình trạng bị cấn, tức là khi ta ráp cổ sập phía trước, tiếp đến sẽ ráp cổ sập phần hông thì ở điểm tiếp giáp giữa 2 thanh tức là góc vuông giữa thanh cổ ngang và thanh cổ dọc sẽ bị đè lên nhau khó lắp vào được.
Để khắc phục tình trạng này ta không vội gỗ cổ sập xuống hẳn mà nên để hờ giống như bước lắp quây sập.
Sau đó đoạn nào bị cấn góc ta tiến hành nhấc cả 2 đầu cổ sập của cả 2 thanh lên rồi từ từ đặt chúng xuống cùng 1 lúc là được.
Khi xong hết ta tiếp tục dùng búa để gõ cho khít hẳn như bước 2.
Đến đây coi như đã hoàn thành xong công việc.
__ Bước 4: Lắp Mặt Sập:
Trước khi lắp mặt ta sắp xếp lại phần khung cho cân đối vuông góc rồi nhờ thêm người đặt mặt sập lên là xong.

LƯU Ý:
++ Mặt sập sẽ có mặt trước và mặt sau, để ý bằng cách mặt sau thì phần khung bao sẽ được chừa hở không làm khít để sau này gỗ co dãn sẽ dồn lại dần.
++ Mặt sập không có chốt để cố định với phần khung quây, chỉ có cổ sập đỡ nên ta chỉ việc đặt lên cho cân đối là được.
QUY TRÌNH THÁO SẬP GỖ sẽ đơn giản hơn quy trình lắp, ta chỉ việc làm ngược lại là được. Ở quy trình lắp bước nào ta dùng búa gõ từ trên xuống thì khi tháo ta lót giấy gõ ngược lại từ dưới lên là có thể tháo ra dễ dàng.
Hy vọng với bài viết này các bạn có thể tự trang bị cho mình kiến thức để có thể dễ dàng tháo hoặc lắp 1 chiếc sập khi cần thiết.
Nếu có thắc mắc hay khó khăn gì trong quá trình láp ráp sập gỗ hay đồ gỗ, trường kỷ gỗ lối cổ đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Đồ Gỗ Xưa Và Nay Đức Nguyện
Hotline tư vấn: 0962.666.544.
Online: 37
Thống kê tuần: 3764
Thống kê tháng: 4629
Tổng truy cập: 260113